CÚ HÍCH HẠ TẦNG “BỪNG TỈNH” BẤT ĐỘNG SẢN NAM SÀI GÒN

Nhà Bè sắp lên quận, quận 7 hoàn thiện hạ tầng giao thông là cú hích kép cho khu Nam Sài Gòn. Đón đầu cơ hội từ hạ tầng, nhiều chủ đầu tư chọn Nam Sài Gòn trở thành khu vực chiến lược, tung các dòng sản phẩm chủ lực như GS E&C, Xuân Mai, Sunshine Group, Nam Long…
TP.HCM: Cầu Nguyễn Khoái và Thủ Thiêm 4 sắp được đầu tư | Giao thông | PLO

TP.HCM: Cầu Nguyễn Khoái và Thủ Thiêm 4 sắp được đầu tư | Giao thông | PLO

Theo giới chuyên gia, cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông kết nối là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sức hút cho bất động sản nơi đây. Tuyến huyết mạch Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ… đã tạo ra kết nối thông suốt cho khu vực đến trung tâm TP.HCM và kết nối sang các khu vực lân cận thuận tiện.

Không chỉ lõi trọng tâm là quận 7, các khu vực còn lại gồm huyện Nhà Bè, một phần quận 8 và huyện Bình Chánh cũng có những bước tiến đáng kể.

Cú hích kép

Cú hích đầu tiên, phải nói đến hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” đã được đưa vào lộ trình phê duyệt tại quận 7. Cụ thể, hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) đã chính thức khởi công giai đoạn 1.

Hai dự án trọng điểm là cầu Thủ Thiêm 3 (nối từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 qua quận 4) và cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối giữa quận 2 qua quận 7 – cầu Phú Mỹ) với tổng vốn đầu tư đến hàng nghìn tỷ đồng cũng đang được TP.HCM đẩy nhanh thực hiện. Mở ra khả năng kết nối đến toàn thành phố thông qua sự kết hợp giữa các trục Bắc – Nam và Đông – Tây.

Ngoài ra, cầu Nguyễn Khoái – quận 7 kết nối với quận 4 vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng, dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành (quận 4), dự án đường trục Bắc – Nam kết nối khu vực trung tâm với các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 8.500 tỷ đồng,… cũng đang được triển khai

Một góc đô thị hiện đại tại Nam Sài Gòn - dự án Bất động sản Eco Green Sài Gòn quận 7

Một góc đô thị hiện đại tại Nam Sài Gòn – dự án Bất động sản Eco Green Sài Gòn quận 7

Bên cạnh đó, đường Nguyễn Hữu Thọ được phê duyệt mở rộng từ 4 lên 6 – 8 làn xe; xây dựng cầu số 1, cầu số 2, cầu Phước Kiểng, cầu Bà Chiêm. Trục đường Lê Văn Lương cũng sẽ được mở rộng thêm 15m và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Dơi, cầu Rạch Tôm…

Cú hích thứ hai cho thị trường bất động sản phía Nam Sài Gòn là huyện Nhà Bè đón cơ hội chuyển mình lên quận vào năm 2025. Đến tháng 5/2020, cả huyện chỉ còn 200 hộ dân làm nông nghiệp. Hộ dân làm nông nghiệp giảm mạnh minh chứng cho tốc độ đô thị hóa nhanh của Nhà Bè.

Dự án chống ngập giai đoạn 1 hoàn thành và đưa vào vận hành, do đó ngập do triều sẽ không còn nữa. Đường Lê Văn Lương cũng đã có dự án nâng cấp, mở rộng đường, sẽ được quy hoạch kéo dài hơn 10 km, có điểm đầu giáp quận 4, đi qua quận 7, Nhà Bè đến điểm cuối Long Hậu, Cần Giuộc.

Đoạn qua quận 7 được mở rộng lên 6 – 8 làn xe, lộ giới của đoạn này là 40 m. Đoạn qua Nhà Bè sẽ xây mới cả 4 cầu Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm và Rạch Dơi, trong đó cầu Long Kiểng đang trong quá trình thi công.

Theo Thaianland.com

2.6/5 - (16 bình chọn)